Thông báo đề cương đề thi tuyển sinh Văn bằng hai chính quy tuyển mới đợt thi tháng 06/2023

Thực hiện Công văn số 1250/X02-P2 ngày 22/04/2023 của Cục Đào tạo về xây dựng dạng thức, ma trận, đề thi tham khảo đối với tuyển sinh trình độ đại học chính quy tuyển mới cho người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, Trường Đại học An ninh nhân dân thông báo như sau:

1. Đề cương đề thi

1.1. Môn thi

– Môn 1: Triết học Mác-Lênin

– Môn 2: Lý luận nhà nước và pháp luật

1.2. Hình thức thi: Thi viết.

1.3. Cấu trúc đề thi

– Môn Triết học Mác-Lênin: Câu 1 (3 điểm); Câu 2 (4 điểm); Câu 3 (3 điểm).

– Môn Lý luận nhà nước và pháp luật: Câu 1 (3 điểm); Câu 2 (4 điểm); Câu 3 (3 điểm).

Điểm tối đa cho bài thi: 10 điểm

1.4. Thời gian làm bài thi

Tổng thời gian làm bài theo từng môn thi là 180 phút.

1.5. Tiêu chí đánh giá theo từng môn thi

– Đề thi phải đảm bảo đánh giá được 03 cấp độ:

+ Mức độ biết chiếm 30%.

+ Mức độ thông hiểu chiếm 50%.

+ Mức độ vận dụng chiếm 20%.

– Tiêu chí đánh giá

+ Đánh giá ở mức độ biết: Thí sinh trình bày đúng các nội dung cơ bản của vấn đề trong yêu cầu của đề thi trên cơ sở kiến thức được ôn tập.

+ Đánh giá ở mức độ thông hiểu: Thí sinh phân tích được các nội dung cơ bản của vấn đề trong yêu cầu của đề thi trên cơ sở kiến thức được ôn tập.

+ Đánh giá ở mức độ vận dụng: Thí sinh liên hệ, vận dụng vào thực tiễn hoặc rút ra ý nghĩa, những vấn đề cần chú ý trong thực tiễn công tác.

1.6. Phạm vi kiến thức của đề thi

1.6.1. Đối với môn Triết học Mác – Lênin

– Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất, ý thức; mối quan hệ giữa vật chất với ý thức.

– Ba quy luật và sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.

– Quan điểm của triết học Mác – Lênin về nhận thức, thực tiễn; vai trò của – thực tiễn đối với nhận thức.

– Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội:

+ Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;

+ Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng;

+ Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội và quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế – xã hội.

– Vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

– Vấn đề con người, tha hóa con người, giải phóng con người và vai trò của quần chúng nhân dân, lãnh tụ trong lịch sử.

1.6.2. Đối với môn Lý luận Nhà nước và pháp luật

– Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng, kiểu và hình thức nhà nước.

– Nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Khái niệm, bản chất, vai trò, kiểu và hình thức pháp luật.

– Bản chất, vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

– Quy phạm pháp luật.

– Quan hệ pháp luật.

– Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật.

– Ý thức pháp luật.

– Pháp chế xã hội chủ nghĩa và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

– Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

1.7. Giáo trình của cơ sở đào tạo được sử dụng để ôn tập

– Môn Triết học Mác – Lênin

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021): Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

– Môn Lý luận Nhà nước và pháp luật

Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, năm 2022.

2. Đề thi tham khảo: (có đề thi tham khảo kèm theo)

– Đề thi tham khảo môn Triết học Mác – Lênin tại đây.

– Đề thi tham khảo môn Lý luận Nhà nước và pháp luật tại đây.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN